Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa âm Việt hoá
mường tượng 夢想
◎ Nôm: 恾象 AHV: mộng tưởng.
đgt. hy vọng và mơ tới, đọc theo âm Việt hoá. Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng, lá chưa ai quét cửa thông. (Thuật hứng 51.7)‖ (Tự thán 98.5).
an 案
dt. âm Việt hoá của án trong án đọc sách, “an sách: yên sách” [Rhodes 1651 tb 1994: 30]. Tham nhàn lánh đến giang san, Ngày vắng xem chơi sách một an. (Ngôn chí 17.2)‖ (Bảo kính 164.1).‖ (Nghiễn trung ngưu 254.2). x. án.
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
bão 暴
◎ Nôm: 雹 AHV: bạo. bão: nói tắt từ chữ bạo phong 暴風 mà âm Việt hoá là bão bùng. 風 *pjuwng [Baxter 1992: 185]. Ss đối ứng paw, baw (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 175].
dt. hiện tượng gió xoáy giật và mưa lớn. Sách Lễ Ký có câu: “[tháng mạnh đông] thi hành lệnh nhà Hạ, thì nước có nhiều gió bão, đương khi ấy mùa đông mà không lạnh, côn trùng lại sinh sôi” ([孟冬之月]行夏令,則國多暴風,方冬不寒,蟄虫復出). Khi bão mới hay là cỏ cứng, khuở nghèo thì biết có tôi lành. (Bảo kính 131.5)‖ Đường Thái Tông trong bài đề từ cho các công thần trong lăng yên các có câu ngự tứ cho tống tiêu vũ như sau: “gió gấp hay cỏ cứng, loạn lạc biết hiền thần” (疾風知勁草,板蕩識誠臣 tật phong tri kính thảo, bản đãng thức thành thần).
bên 邊 / 边
◎ âm HTC: *pên [Schuessler 1988: 165], AHV: biên. Một số âm Việt hoá: men, ven, viền. Tục tự: 邉.
dt. cạnh, gần. (Trần tình 41.4)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền, lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn. (Tích cảnh thi 201.1).
dt. <từ cổ> phe, phía. Ở thế dịn nhau muôn sự đẹp, cương nhu cùng biết hết hai bên. (Bảo kính 142.8).
bạc 白
◎ Nôm: 泊 / 薄 âm Việt hoá của bạch. AHV: bạch. Bak [Schuessler 1988: 153]. Ss đối ứng bak, pak (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 174]. x. bạch tuyết. Như vậy, thế kỷ XV đã có song thức ngữ âm bạch - bạc. x. đen bạc.
tt. <từ cổ> trắng. Chân chăng lọt đến cửa vương hầu, ấy tuổi nào thay đã bạc đầu. (Mạn thuật 30.2)‖ (Mạn thuật 36.5)‖ (Trần tình 43.4)‖ Bạc mai vàng cúc. (Thuật hứng 49.8, 50.3)‖ (Tự thán 75.7)‖ Vô tâm, đìa có trăng bạc, Đắc Thú, kho đầy gió thanh. (Tự thán 78.3, 99.5, 101.5)‖ (Tự thuật 112.5, 113.4, 120.8)‖ Ai thấy rằng cười là thế thái, ghê thay biến bạc làm đen. (Tức sự 124.8)‖ (Bảo kính 129.3, 140.3157.5, 164.4, 165.4, 169.5)‖ x. Khinh bạc (Bảo kính 178.4)‖ (Tích cảnh thi 202.3, 202.4, 203.3)‖ (Lão hạc 248.5)‖ (Thái cầu 253.5).
tt. <từ cổ> sáng trắng, rất sáng. Vô tâm, đìa có trăng bạc, Đắc Thú, kho đầy gió thanh. (Tự thán 77.3)‖ (Bảo kính 153.4).
tt. bạc bẽo. Khổ trúc chăng ưa lòng khách bạc, lão mai sá học nết người thanh. (Tự thán 86.3).
dt. trong vàng bạc. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.1).
canh 經
dt. âm Việt hoá của kinh vào thế kỷ XVII về trước. “đăọc canh đăọc kệ: đọc kinh, tụng kinh kính tượng thần” [Rhodes 1651: 53; Schneider 1987: 385-386]. ở ăn không lành, đọc canh phải tội. Tng. x. ngũ canh.
chen 旃
◎ (sic) < 旃 (AHV: thiên, có âm Việt hoá là chiên). Đồng nguyên tự: chen - xen - len - chèn - ken.
đgt. lách chân vào, lách mình vào. Trúc mai bạn cũ họp nhau quen, cửa mận tường đào chân ngại chen. (Thuật hứng 46.2)‖ Phú quý thì nhiều kẻ đến chen, uốn đòi thế thái tính chưa quen. (Bảo kính 140.1).
đgt. xen giữa các khe các kẽ. Lại có hoè hoa chen bóng lục, thức xuân một điểm não lòng nhau. (Hạ cảnh tuyệt cú 197.3).
chấm 點
◎ Nôm: 枕 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: điểm. Chữ điểm 點 nguyên có thanh phù là chiêm 占. Còn thấy tương ứng giữa chấm mồm = đấm mồm trong cách nói dân gian. đố mọt trùng sâu, cú câu điểm chấm (Tam Thiên Tự: 35).
đgt. điểm mực ngắt câu văn, như cú đậu 句讀. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.4). chấm câu là ngữ động từ, sau cho các nghĩa Việt dụng khác như chấm bài, chấm thi, chấm điểm, chấm người.
chằm 箴 / 針
◎ Nôm: 沉 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: châm (kim, khâu). Sách Hoài Nam Tử thiên Thuyết sơn có câu: “khâu thành màn” (針成幕). Đồng nguyên với chặm.
đgt. <từ cổ> xâu, khâu các lớp mỏng lại với nhau cho dày dặn. “chằm: may kết bằng chỉ to, bằng kim đục. Chằm nói. Chằm buồm. Chằm áo tơi. Chằm lưới. Chằm vá. Chằm khíu. Chằm mo. Chằm gàu” [Paulus của 1895: 118]. Chốn ở, chái căn lều lá, mùa qua, chằm bức áo sen. (Tức sự 124.4)‖ (Bảo kính 134.3). Hoặc chằm hoặc trải (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú) [TT Dương, NH Vĩ 2012h].
chặm 箴 / 針
◎ Nôm: 站 / 𥿕 / 𥱱 Đọc theo âm Việt hoá. AHV: châm, nghĩa: cái kim, khâu. Thanh phù: trạm [xem thêm khảo luận văn tự của ĐDA 1974: 744- 745]. Đồng nguyên với chằm. Phiên khác: chiếm (TVG), chụm: chụm tranh tre lại mà làm nhà (ĐDA, MQL, PL). Nay theo NHV.
đgt. <từ cổ> dùng dây xuyên kết các vật liệu như củi gỗ, phên liếp lại với nhau [NH Vĩ 2010]. Thường chặm nhà ở am thanh ← 常構居凈庵 (TKML ii 21a3). Chặm tự nhiên một thảo am, dầu lòng đi bắc miễn về nam. (Thuật hứng 64.1, 67.1)‖ (Tự thán 102.1, 105.2)‖ (Tức sự 125.4).
cũi 匭
◎ Nôm: 櫃 (tục tự), AHV: quỹ, ABK: guǐ. cũi có các đồng nguyên tự là quỹ 匭 (cái hộp, cái thùng) 匱 (hòm, rương), 柜 = 樻 (tủ), 柩 (cữu, trong linh cữu). liêm: liềm, trửu: chổi, quỹ: cũi, sương: rương < 鐮鐮帚耒櫃櫃箱楊 (Tam Thiên Tự: 38). Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có âm Việt hoá là quầy trong quầy hàng.
dt. chuồng nhỏ để nhốt thú. Hùm oai muông mạnh còn nằm cũi, khiếu hót chim khôn phải ở lồng. (Tự giới 127.5)‖ Cũi bát trong nhà (Chỉ Nam ngọc âm, 41)‖ long hạm: cũi mèo giữ cầm (Chỉ Nam ngọc âm, 41b).
cảm cốc 感覺
◎ Nôm: 感谷
đgt. <từ cổ> nhận thấy, hiểu được, âm Việt hoá của chữ cảm giác, cốc là âm THV của Giác. Hai chữ “công danh” chăng cảm cốc. Một trường ân oán những hăm he (Trần tình 44.5).
dìn 認
◎ Nôm: 認 Đọc âm Việt hoá, AHV: nhận, nghĩa gốc: “thức nhận” [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3980], trong nhận biết, nhìn nhận. Dẫn thân sang nghĩa “nhìn” ở tiếng Việt, lưu tích nhận mặt (= nhìn mặt), nhận dạng (nhìn dáng), nhận họ. “Dìn: cắm mắt vào. Dìn ai: nhận biết ai. Chảng dìn tôi: nó khinh tôi. nhìn: cùng một nghĩa.” [Rhodes 1651 tb1994: 76]. Thế kỷ 17 đã có song thức ngữ âm, nhưng d- phổ biến hơn.
đgt. <từ cổ> thấy. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.2, 102.6)‖ (Tự thuật 112.8)‖ (Tức sự 123.3)‖ (Tảo xuân 193.2)‖ (Tùng 220.3).
hoè 槐
◎ Đọc theo âm Việt hoá. AHV: hoài, hồi. x. hoài.
dt. cây họ đậu, lá kép, hoa vàng, quả thắt lại từng quãng hình tràng hạt. Co que thay bấy ruột ốc, khúc khuỷu làm chi trái Hoè. (Trần tình 44.4)‖ (Tự thán 79.8)‖ (Bảo kính 170.2)‖ (Hoè 244.1).
khoe khoang 誇矜
◎ Nôm: 誇光
đgt. khoe mẽ. “khoe khoang: vanè ostentare, jactare” [Morrone 1838: 267]. khoe khoang là âm Việt hoá của khoa căng. Sử Ký phần Hoá thực liệt truyện ghi: “Lòng khoe khoang vẻ vinh hoa quyền lực” (心誇矜势能之荣). Bền đạo Trung Dung chẳng khuở tàng, màng chi phú quý nhọc khoe khoang. (Bảo kính 129.2).
la ngàn 羅𠦳
◎ Kiểu tái lập: *la-ngàn. Đọc âm Việt hoá. x. ngàn.
dt. <từ cổ> ngàn, nghìn. Thong thả dầu ta ngoài thế giới, la ngàn non nước một thằng hề. (Tự thán 109.8)‖ trăm la ngàn muôn kiếp < 百千萬劫 bách thiên vạn kiếp (Phật Thuyết)‖ la ngàn phen sống, muôn phen chết <千生萬死 (Phật Thuyết).
miệt 襪 / 韈 / 韤
◎ [Rhodes 1651 tb1994: 149]. miệtAHV, âm Việt hoá là bít trong bít tất 韈鞸 (bít 韈: đồ đi vào bàn chân cho ấm, tất 鞸: đồ bịt vào đầu gối, vừa để bảo vệ vừa để giữ ấm). ABK /wà/, đọc Việt hoá là vớ. Tày: mẳt [HTA 2003: 320].
dt. <từ cổ> cái tất. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.7).‖ …liền phát áo bề trong… khăn trắng lau mồ hôi, khăn sọc hỉ mũi, miệt thâm miệt trắng, hài và ủng, cùng dù nữa… (sách sổ sang tr.168)‖ Miệt tơ sáu quan một đôi. (sách sổ sang tr. 169).
muôn 萬
◎ Nôm: 𨷈 / 𰿘 AHV: vạn. Các âm Việt hoá như: vàn, trong muôn vàn.
dt. mười ngàn, trỏ số rất lớn,. Gia sơn, đường cách muôn dặm. (Tự thuật 115.5)‖ Nghìn muôn tốn nhượng chớ đua tranh. (Bảo kính 136.8), dịch chữ thiên vạn 千萬 (Bảo kính 142.7, 166.3, 184.8).
mây 雲
◎ Nôm: 𩄲 / 𬨿 So sánh với một số đối ứng mɣl² (Mường Thải, Tân Phong, Huy Thượng), mɣj² (Giáp Lai, Yến Mao, Ba Trại), mɣn² (Lâm La, Cổ Liêm,…) của tiếng Mường [NV Tài 2006: 240]. Có thể thấy âm mɣj² gần với mây hơn cả, mɣl² là hình thức xưa hơn và mɣn² có vẻ là xưa nhất. Âm mɣn² cho phép ta liên hệ đến vân của tiếng Hán. Mối tương ứng M > V giữa tiền Hán Việt và âm Hán Việt là những cứ liệu ủng hộ cho giả thuyết này. Như vậy, *kmjər có thể là âm của ngôn ngữ tiền Việt-Mường (PVM), kmej¹ là âm Việt hoá vào thế kỷ XV. [TT Dương 2012c].
dt. mây. (Mạn thuật 26.3, 28.4)‖ Đạp áng mây, ôm bó củi, ngồi bên suối, gác cần câu. (Trần tình 41.3, 45.3)‖ (Thuật hứng 51.6, 56.5, 64.6, 65.2)‖ (Tự thán 95.3)‖ (Bảo kính 155.1, 169.5)‖ (Lão mai 215.5).
mạy mọ 眉某
đgt. <từ cổ> rờ rẫm, lần mò, như máy mó, mọ: âm Việt hoá của chữ 摸, như mô ngư 摸魚 (mò cá), Phng. Thanh Hoá còn nói mọ cá, các biến âm: mày mò, mầy mò, máy mó, mó máy. “Mó máy: manus irrequietæ.” [Taberd 1838: 308]. Mạy mọ hôm dao lòng mặc khách, kỳ mài ngày tháng của thi nhân. (Nghiễn trung ngưu 254.3).
mực 墨
AHV: mặc.
dt. đọc theo âm Việt hoá. Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực, dòng nước Liêm Khê lục nữa tràm. (Tự thán 97.5).
phiên 片
◎ Phiên khác: phên: phiến sách, quyển sách (PL). Xét, “phên” là âm Việt hoá của “phiên” (藩) là tấm đan bằng tre để đựng đồ hoặc che nắng, hay làm hàng rào, như phên liếp, phên giậu. Sách Kinh Dịch quẻ Đại tráng ghi: “Dê cừu húc phên giậu” (羝羊觸藩).
dt. HVVD lượng từ của sách, đọc theo thanh bằng cho hợp vận. Sách một hai phiên làm bậu bạn, rượu năm ba chén đổi công danh. (Tự thán 80.5).
sáng 朗
AHV: lãng. Âm HTC là *c-raŋ? (Baxter). Các âm Việt hoá: sáng, rạng, láng (sáng láng). Thổ ngữ Mường (đan lai, ly hà, poọng): *khláng [Vương Lộc 1997: 61], laŋ (9 thổ ngữ Mường), tlaŋ (5), baŋ (1), blaŋ (1), k’ɣm (5), ʂɣm (1) [NV Tài 2005: 266]. Thế kỷ XV-XVI, An Nam dịch ngữ ghi âm bằng kháng 亢 (số 22); so sánh với các đối ứng khláng (đan lai, ly hà), khláng (Pọng), Vương Lộc tái lập *khláng [1997: 61]; Shimizu Masaaki tái lập thuỷ âm kép *kʰr- [2008: 5]. Kiểu tái lập: *kraŋ⁵ [TT Dương 2012c].
dt. sớm mai. Mười hai tháng lọn mười hai, hết tấc đông trường, sáng mai. (Trừ tịch 194.2).
trong 中
◎ Nôm: 𥪝 / 工 / 𥪞 bản B có chỗ ghi 共, âm Việt hoá tái lập là *klong hoặc *tlong. AHV: trung. Baxter (1992: 810) tái lập là *k-ljuŋ cho các ngữ liệu xuất hiện trong Kinh Thi. Rhodes (1651): tlaõ. An Nam dịch ngữ: *tlong hoặc *klong (thổ ngữ Mường tân hợp: klang, đan lai, ly hà: kloong) [Vương Lộc 1997: 60]. Thế kỷ XIX, Génibrel 1898 còn ghi nhận công hay cuông như trong các cụm cuông lòng xót xa, cuông lòng hằng vui, cuông ruột tầm [1898: 94]. Kiểu tái lập: *kloŋ¹ [TT Dương 2012c].
dt. trái với ngoài. Dưới công danh đeo khổ nhục, trong dại dột có phong lưu (Ngôn chí 3.6, 4.7, 5.7, 9.7, 16.7)‖ (Mạn thuật 23.7, 35.2)‖ (Trần tình 42.7)‖ (Thuật hứng 60.7, 70.8)‖ (Tự thán 77.7, 83.6, 84.7, 86.7, 89.2, 89.6, 90.6, 93.3, 99.3)‖ (Tự thuật 116.8)‖ (Bảo kính 153.1, 154.4, 157.5, 159.6, 164.7, 168.8, 172.3)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.1)‖ (Trúc thi 221.3).
trui 焠 / 淬 / 碎
AHV: thối. Các âm Việt hoá: tôi (tôi vôi, tôi luyện), thui (nướng), lùi (mía lùi), lụi (nem lụi). Trui rèn = tôi luyện = tôi rèn. Thế kỷ XVII, Rhodes đã ghi nhận thui nghé, thui bò, thui tlâu, thui thuyền [1651, tb1994: 225], đồng thời ghi nhận “blui: nướng ở trên than hồng. nứàng blui: cùng một nghĩa” [1651, tb1994: 41]. Kiểu tái lập: *tʰlui¹ [TT Dương 2012c]. Chuỗi tôi - tui - thui - lùi - lụi - trui là từ HHV, đốt là từ THV. x. đốt.
đgt. <từ cổ> rèn kim loại, nhúng sắt luyện đỏ vào nước cho cứng (焠堅刀刃也) [Thuyết Văn], (焠,火入水也) [Ngọc Thiên]. “trui 焠: (tui) đốt đồ dao rựa và nhúng nước muối mà làm cho già thép, cho sắt cứng. Trui vào lửa: bỏ vào trong lửa. Nướng trui: nướng đốt ngoài vảy, ngoài da (cá lóc)” [Paulus của 1895: 1112]. Già trui thép cho nên mẻ, bể nồi hương bởi ngã bàn. (Bảo kính 185.5).
trường 場
◎ 場 là từ gốc Hán, AHV: tràng, âm HTC: *g-ljaŋ (Baxter). Thế kỷ XVII, Rhodes ghi “tlàng hăọc: tràng học”, và ghi nhận cả âm tràng [1651, tb1994: 231]. Như vậy, tlàng là âm Việt hoá từ thế kỷ XVII. Kiểu tái lập ở thế kỷ XV có thể là: *klaŋ². [TT Dương 2012c].
dt. chốn. Hai chữ “công danh” chăng cảm cốc. Một trường ân oán những hăm he (Trần tình 44.6).
trốc 髑
◎ Nôm: 祿 AHV: độc. Nôm: lộc 祿, có thể ghi âm Việt hoá thời này là *tlốc. Tiếng Hán có từ độc lâu 髑髏, còn có đồng nguyên tự là đầu lâu 頭顱 [Schuessler 2007: 217]. Thế kỷ XVII, Rhodes ghi nhận tlọctlọc đầu [1651 tb1994: 232]. Trong tiếng Việt, trốc còn trỏ bệnh nấm làm rụng tóc ở trên đầu, ngoài ra còn có từ trọclốc (cùng để trỏ đầu không tóc), từ trọc lốc (lóc). *tlốc> hoà đúc > trốc. *tlốc > rụng [t-] > lốc, lóc. Kiểu tái lập: *tlok⁵. [TT Dương 2012c].
dt. <từ cổ> đầu. Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, hổ xanh xanh ở trốc đầu. (Bảo kính 159.8).
trộm 濫 / 𬈋
AHV: lạm (濫), âm HTC là *g-rams (Baxter). lạm nghĩa gốc là “nước nhiều quá mà tràn ra”, sau có nghĩa dẫn thân là “quá mức, quá độ” như trong từ lạm phát, lưu tích còn thấy trong từ mồ hôi trộm (mồ hôi ra nhiều quá mức); một nghĩa dẫn thân nữa là “làm càn, làm bừa bãi”. lạm còn làm trạng từ, như trong các cụm lạm bàn, lạm phát. Cuối cùng, với âm trộm, trỏ việc “lấy của người một cách phi pháp”, trong ăn trộm, kẻ trộm, liếc trộm,… thế kỷ XVII, có tlộm, hỏi tlộm, lạy tlộm, ăn tlộm [Rhodes 1651 tb1994: 232]. Như thế *tlộm là âm Việt hoá vào thế kỷ XV-XVII, sau thế kỷ XVII mới cho một âm Việt hoá khác là trộm. kiểu tái lập: *tlam⁶ [TT Dương 2012c]. Trộm: tt. khinh suất, tuỳ tiện, bừa bãi. AHV: lạm. Ss đối ứng lom (19 thổ ngữ Mường), țom (2) [NV Tài 2005: 283].
đgt. lén lấy đi. Phương Sóc lân la đã hở cơ, ba phen trộm được há tình cờ. (Đào hoa thi 232.2)‖ (Miêu 251.2).
đgt. thầm. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3). Phiên khác: làm náu: nương náu (TVG, BVN), làm dấu (MQL), làm dấu: câu 3 ý nói “không được vẽ tượng ở Kỳ Lân Các thì ta cũng được để dấu vết lại ở chỗ non lạ nước thanh” (PL 2012: 109). Xét, “trộm dấu” chuẩn đối với “cách xa”.
tịn 盡
◎ Nôm: 羡 “tịn” là âm Việt hoá vào thế kỷ XV. Âm Hán Việt ngày nay là “tận” trùng với thiết âm đời Đường trong sách Đường vận “từ nhận thiết” (慈忍切). Âm Hán Việt thế kỷ XVII- xix là tạn [Rhodes 1651 tb1994: 211; Paulus của 1895: 951]. Các đối ứng ân/ in của tiếng Việt thế 15 và nay như 人 nhân - nhin, 忍 nhẫn - nhịn, 勤 cần - ghín. ngoài ra, quan hệ -i- (THV) -â- (AHV): 印 in ấn, 訊 tin tấn, 忍 nhịn nhẫn, 認 nhìn nhận, 辰 thìn thần,心 tim tâm, 沉 chìm trầm, 尋 tìm tầm, 嬸 thím thẩm, 針 kim châm [NN San 2004: 69-71]. “chữ 羨 (AHV: tiện) các sách nôm phiên âm như kiều, hoa tiên đều phiên chữ ấy là tận. Nhưng nếu là tận thì đã có chữ tận 盡. Đây phải phiên là tịn (tức hết), chũng như tận. ở nông thôn thanh nghệ người ta còn nói tịn (đến tịn nơi) chứ không nói tận” [ĐDA 1976: 704]. Chữ Nôm này còn bảo lưu cho đến tận thế kỷ 19, nhưng qua các cứ liệu chữ latin cổ của Rhodes, thì thế kỷ XVII đã có âm “tạn”.
đgt. <từ cổ> hết. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4)‖ Am rợp chim kêu hoa xảy động, song im hương tịn khói sơ tàn. (Ngôn chí 17.4)‖ Thệu lệu hiên còn phun thức đỏ, hồng liên đìa đã tịn mùi hương. (Bảo kính 170.4)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.7).
đgt. <từ cổ> đến. Gió tịn rèm thay chổi quét, trăng kề cửa kẻo đèn khêu. (Thuật hứng 67.3).
đgt. <từ cổ> toả hết ra. Đông phong ắt có tình hay nữa, kín tịn mùi hương dễ động người. (Đào hoa thi 227.4).
p. <từ cổ> khắp. Dõi qua ngàn liễu vương tơ bạc, bay tịn lòng hoa động bóng hồng. (Thái cầu 253.6).
xốc xốc 觸觸
AHV: xúc xúc. xộc, xốc, xóc, thúc, thốc đều là các âm Việt hoá của xúc 促 (thôi thúc, gấp gáp). đến chốn cùng, thực trong chiêm bao lại nói sự chiêm bao, là quay quay, đảo đảo, thôi thôi, xốc xốc (Tuệ Tĩnh- thiền tông 13b), chữ xốc xốc 促促 dịch chữ thông thông 匆匆 (vội vàng). “xộc xộc: bộ xốc vào mạnh mẽ” [Paulus của 1895: 1200], “xốc: a vào, xán vào, tốc ra” [Paulus của 1895: 1200], “précipiter (xông vào), s’engager résolument dans (kiên quyết đi vào, dấn vào)” (Schneider). “xọc xọc: trỏ sự áp tới” [HXH: 1109].
đgt. HVVT <từ cổ> “chăm lo luôn luôn” [ĐDA: 763], “chăm chắm để tâm vào điều gì đó” [HT Ngọ 2009: 114]. Nẻo xưa nay cũng một đường, đây xốc xốc nẻo tam cương. (Tự thán 93.2)‖ lay ý thức chớ chấp trừng trừng; nén niềm vọng mựa còn xốc xốc (Trần Nhân Tông- Cư Trần Lạc Đạo Phú, thế kỷ XIII) . xộc xộc, xóc xóc, thúc thúc, thốc thốc.
đà 已
◎ Nôm: 它 / 㐌 AHV: dĩ. nghĩa gốc là “dừng, thôi” (đgt.); Kinh Thi có câu: “gà gáy không ngừng” (雞鳴不已), Quảng Nhã ghi: “Dĩ: hoàn thành” (已成也). Sau mới hư hoá thành phó từ thời gian. Lý Bạch có câu: “đôi bờ tiếng vượn kêu không dứt, thuyền con đà vượt mấy trùng non” (兩岸猿聲啼不盡,輕舟已過萬重山) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 984].
p. đà là âm Việt hoá của đã. Việc gả đà đã ← 嫁事已訖 (Phật Thuyết 22a1). Thân đà hết luỵ, thân nên nhẹ, Bụt ấy là lòng, Bụt khá cầu. (Mạn thuật 30.5, 34.3)‖ (Thuật hứng 60.4, 62.6)‖ (Tự thán 74.8, 77.2, 81.7, 85.7, 97.7, 107.7)‖ (Tự thuật 112.7)‖ (Bảo kính 146.1, 162.4, 168.7, 177.4, 179.2, 180.5)‖ (huấn nam 192.7)‖ (Trừ tịch 194.3)‖ (Thu nguyệt 198.1)‖ (Tích cảnh thi 203.4)‖ (Lão mai 215.7)‖ (Đào hoa thi 231.3)‖ (Lão dung 239.3)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5). x. đã.
đãi buôi 待杯
◎ Nôm: 待盃
đgt. HVVT <từ cổ> xởi lởi bên ngoài, không thực tình, “đãi buôi: những lời hứa viển vông” [Rhodes 1651: 81], “noi dai buoi” [Morrone 1838: 231]. Về Từ Nguyên, “đãi” là thiết đãi, “buôi” là âm Việt hoá của “bôi”, trỏ việc xã giao không thực lòng trong khi uống rượu, nói xong rồi bỏ đấy, hoặc nói suông cho vui. Nào ai dễ có lòng chân thật, ở thế tin chi miệng đãi buôi. (Tự thán 106.4). đãi bôi.
đỗ 住
◎ Nôm: 杜 đỗ âm THV, “(djuc) LH doC, …to stop”, ngoài ra còn có 躅 (trú: dừng chân) và 逗 (đậu: đỗ) là các đồng nguyên tự. [Schuessler 2007: 625]. Zhù < drjuh < drjos [Baxter 1992: 195]. trú còn cho âm Việt hoá nữa là trọ (ở nhờ, ở thuê), trụ (giữ lại, như trụ hạng). AHV: trú.
đgt. dừng lại. Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, trời ban tối ước về đâu? (Ngôn chí 14.7)‖ (Trần tình 42.5)‖ (Tự thán 83.5)‖ (Điệp trận 250.8).
đgt. <từ cổ> đậu lại mà làm tổ. Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu. (Trần tình 40.5)‖ (Tức sự 123.3)‖ (Nhạn trận 249.5). đỗ làm tổ đến chốn non cao < 巢棲到高山 (TKML ii 31a - sơn điểu).
đgt. <từ cổ> trú, lưu lại. Lều tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ, đường cùng Nguyễn Tịch khóc làm chi. (Thuật hứng 57.5)‖ (quy côn 189.2).
đgt. trái với Trượt, như trụ hạng. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7).
đụt lặn 突吝
◎ Phiên khác: lọt lẩn (TVG), lọt lẫn (ĐDA), đụt lẩn (Schneider), “đụt lẩn: nấp vào, len lỏi” (PL).
đgt. <từ cổ> xông xáo. đụt là từ gốc Hán. Sách Thuyết Văn ghi đột là chữ chỉ sự, gồm bộ khuyển và chữ huyệt (hang): “Đột: con chó từ trong hang chui ra.” (突,犬從穴中暫出也), lưu tích còn trong từ xung đột 衝突 (xung = đột), xông pha 衝破. đụt là âm Việt hoá của đột, ví dụ: “xông đụt: xông vào, xốc vào. đụt pháo xông tên: xốc vào chỗ giặc không sợ tên đạn” [Paulus của 1895: 336], sau này xung đột mới trỏ nghĩa “hai bên xông vào nhau đánh giáp lá cà”, rồi mới chuyển sang nghĩa “xung khắc, mâu thuẫn” như ngày nay. Chữ này đồng âm với một từ trái nghĩa của nó, “có rét đụt bẽaò”[ Rhodes 1651: 93]. Phng. Bình Trị Thiên: “đụt: hụp, lặn (ở dưới nước)” [VX Trang 1996: 241]. “lặn: trầm xuống dưới nước”, cũng trỏ ý xông pha, lưu tích còn trong từ lặn lội “và lặn và lội, dầm mưa dãi nắng, ghe đàng cực khổ” [Paulus của 1895: 538]. Như vậy, có thể xác định đụt lặn (đẳng lập) nghĩa là “xông pha, ngụp lặn”. Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, thanh nhàn án sách hãy đeo đai. (Ngôn chí 6.3).
ấm 溫
◎ Nôm: 䕃 âm Việt hoá của ôn [LN Trụ 1959: 5]. AHV: ôn. Đối ứng chung âm -n -m: 梵 phạn phạm, 瀾 lan (tràn, rợn, giàn) 濫 lạm (tràn, trộm), gằn gầm, hằn (-học) hằm (-hè). Ss đối ứng: ɤm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 172]. ấm là từ gốc Hán, đầm là từ gốc Việt.
tt. trái với lạnh. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.7)‖ (huấn nam 192.5).
câu 句 / 勾
AHV: cú, cố.
dt. đơn vị cơ bản của lời nói, diễn đạt một thông tin lọn nghĩa, câu đọc theo âm Việt hoá của , lưu tích còn trong từ câu cú (câu = cú). (Ngôn chí 3.4)‖ Trong khi hứng động bề đêm tuyết, Ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.8, 5.5)‖ (Mạn thuật 23.5)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 58.6, 61.2)‖ (Tự thán 75.5, 76.7, 81.4, 84.3)‖ (Bảo kính 132.3, 160.8, 166.7, 178.3)‖ (Huấn nam tử 192.7)‖ (Thủy thiên 213.6).